Bí mật tăng trưởng của doanh nghiệp – Vòng đời sản phẩm

Không có gì là mãi mãi hoặc tồn tại quá lâu trong giới kinh doanh. Các sản phẩm đã từng là những công cụ để tiếp thị không thể thay thế như: Máy Fax, báo giấy, đài phát thanh, thư trực tiếp… nay đang bị thay thế dần chỉ sau một thời gian ngắn. Những thương hiệu lớn như Nokia, Yahoo… cũng từng là những biểu tượng một thời giờ chỉ còn là lịch sử. Vòng đời sản phẩm là một thuật ngữ của Marketing ám chỉ quá trình biến đổi ( Giá bán – Doanh thu – Lợi nhuận ) của một sản phẩm/ dịch vụ hay một thương hiệu từ lúc hình thành ý tưởng đến khi biến mất khỏi thị trường.  Chiều dài vòng đời sản phẩm cũng có thể kéo dài hàng thế kỷ như: Cocacola, Disney, GE,… Cũng có thể vài tuần hoặc vài tháng giống như nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

Từ lúc được “ sinh ra” cho đến lúc “  chết đi ”, các sản phẩm và dịch vụ thường đi qua 5 giai đoạn riêng biệt trong vòng đời của mình.

Nghiên cứu và phát triển

Đây là giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm ý tưởng/ sản phẩm nên tiêu tốn nhiều tiền bạc.

Giai đoạn này có thể kéo dài cả thập kỷ nếu sản phẩm/ dịch vụ có thể tạo ra nhiều thị trường mới. Cũng có thể vài tháng hoặc vài năm nếu chỉ là những sản phẩm/ dịch vụ đơn thuần.

Đặc điểm

+  Đầu tư tốn kém.

+  Gần như chưa có nguồn thu.

+  Bị thua lỗ nhiều.

Vòng đời sản phẩm – Ra mắt thị trường

Đây là giai đoạn bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường, giai đoạn chính thức bắt đầu chu kỳ sống của Sản phẩm/ Dịch vụ.

Phần lớn khách hàng mục tiêu đều chưa biết đến sản phẩm/ dịch vụ mới. Vì vậy chi phí quảng cáo, Marketing tiếp cận thị trường và bán hàng sẽ khá cao.

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp có doanh thu nhưng thấp và lợi nhuận vẫn ở mức âm.

Đây cũng là giai đoạn có nhiều rủi ro và tốn kém nhất trong một vòng đời sản phẩm.

Dấu hiệu khi kết thúc giai đoạn này là lúc bạn đã hình thành một sản phẩm MVP ( sản phẩm khả dụng tối thiểu) được thị trường chấp nhận. 

Ra mắt sản phẩm luôn giữ một vai trò tối quan trọng trong hành trình phát triển doanh nghiệp.

Đặc điểm

+  Giá thành cao.

+  Lượng tiêu thụ thấp.

+  Không hoặc rất ít cạnh tranh.

+  Bị thua lỗ.

Vòng đời sản phẩm – Giai đoạn tăng trưởng

Trong giai đoạn này, sản phẩm được tung ra trên mọi phân khúc thị trường. Sản phẩm đã được mọi người chấp nhận và bắt đầu phát sinh lời.

Phần lớn khách hàng mục tiêu đã biết đến sự tồn tại của sản phẩm mới. Các doanh nghiệp sẽ tiết giảm các chương trình quảng bá rầm rộ trước đó, để tập trung ngân sách vào sản xuất, phân phối và bán hàng.

Gia tăng tốc độ sản xuất và mở rộng phân phối là chìa khóa thành công ở giai đoạn này.

Bên cạnh việc đẩy mạnh bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì mức độ ổn định của tốc độ tăng trưởng.

Đặc điểm

+  Giảm giá thành nhờ quy mô sản xuất lớn.

+  Lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên đáng kể.

+  Thu được lợi nhuận cao.

+  Được nhiều người biết đến.

+  Sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện tạo nên thị trường mới.

Vòng đời sản phẩm – Trưởng thành và bão hòa

Giai đoạn này là lúc doanh thu đạt mức cao nhất.

Các đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm thay thế bắt đầu gia nhập thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bắt đầu có dấu hiệu chậm và chững lại.

Lợi nhuận sau khi đạt đỉnh cũng bắt đầu giảm đi khi giá thành giảm. Quảng cáo được đẩy mạnh để đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp để kéo dài giai đoạn này như: Thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm/ dịch vụ, phát triển thị trường, đa dạng hóa. 

Đặc điểm

+  Chi phí rất thấp vì đã có chỗ đứng tốt trên thị trường và không cần quảng bá nhiều nữa.

+  Lượng tiêu thụ lên đỉnh điểm.

+  Tạo dựng thương hiệu riêng, có những sự khác biệt hóa về sản phẩm nhãn hiệu, tạo hình ảnh thương hiệu.

+  Lợi nhuận lớn.

Vòng đời sản phẩm – Suy thoái

Khi doanh thu và lợi nhuận hàng tháng bắt đầu sụt giảm chính là dấu hiệu cho thấy sản phẩm/ dịch vụ đã bước vào gian đoạn suy thoái.

Ở giai đoạn này, tình hình cạnh tranh trở nên gắt gao hơn. Các sản phẩm thay thế có công nghệ tiên tiến hơn được đưa ra thị trường.

Để tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thêm về thị trường và sản phẩm/ dịch vụ để hình thành một vòng đời sản phẩm mới.

Ngoài ra cần thu hẹp quy mô sản xuất và giảm mạnh số lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Áp dụng phương án giảm giá thành để thanh lý hàng tồn kho và giảm tải chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc điểm

+  Doanh số bán hàng giảm xuống hoặc giữ ổn định.

+  Giá bán, lợi nhuận giảm.

Những giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối, không phải bất cứ sản phẩm/ dịch vụ nào cũng phải trải qua tất cả các giai đoạn trên. Nhưng nắm bắt được chu kỳ này giúp bạn nghiên cứu  được những chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. 

Bài viết liên quan: Vòng đời doanh nghiệp – Sự lụi tàn của các đế chế kinh doanh đã được dự báo trước ?

—  Thịnh Lương —

 

Open End Join Stock Company ( Open End., JSC)

 Hotline 1: 0789.687.494 – Mr. Thnh
 Hotline 2: 0973.496.550– Mrs. Hnh
 Email: Business01@openend.vn
 Website: https://openendgarden.com/
 Đa ch: Tng 14, toàn nhà HM Tower, 412 Nguyn Th Minh Khai, P.5, Q.3, TP. HCM
 Văn phòng qun 7: Lô A17, Đường D1, Khu nhà Phú M, P.Phú M, Q.7, TP.HCM

6 thoughts on “Bí mật tăng trưởng của doanh nghiệp – Vòng đời sản phẩm

  1. Pingback: Kế hoạch kinh doanh là gì? - Những điều cần biết về kế hoạch kinh doanh - Open End Garden

  2. Pingback: Tiếp thị phá cách – Hồi sinh những thị trường đã chết - Open End Garden

  3. Pingback: Thay đổi chiến lược Marketing thành công dựa vào 5 yếu tố sau - Open End Garden

  4. Pingback: 5 chiến lược kinh doanh nền tảng làm bệ phóng phát triển bền vững cho mọi doanh nghiệp - Open End Garden

  5. Pingback: Vòng đời doanh nghiệp – Sự lụi tàn của các đế chế kinh doanh đã được dự báo trước ? - Open End Garden

  6. Pingback: Cờ vua - Chiến thuật và Ý nghĩa của các quân cờ trong kinh doanh - Open End Garden

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *